Với chiều dài 12,047km, hầm đường bộ xuyên núi này không chỉ dài nhất Việt Nam ở thời điểm thông xe (6/2005) mà còn giữ kỷ lục dài nhất Đông Nam Á suốt 2 thập niên.
Cung đèo Hải Vân 21km nối TP. Đà Nẵng với Thừa Thiên – Huế (TP. Huế ngày nay) từng là nỗi ám ảnh của cánh tài xế đường dài và người dân mỗi khi đi qua miền Trung vào những năm thập niên 80-90 của thế kỷ trước.
Thời điểm đó, cung đường đèo dài hơn 21km với độ dốc lớn, đường cua nhỏ và thường xuyên xảy ra tai nạn, ách tắc giao thông mặc dù lưu lượng chỉ 1.000 phương tiện/ngày.
Hầm Hải Vân khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, từ ngày 5/6/2025, sau hơn 1.600 ngày đêm nằm sương đội gió, công trình hầm đường bộ Hải Vân đã được khánh thành và đi vào hoạt động, bỏ lại sau lưng hơn 21km đường đèo quanh co và nguy hiểm.
Chính phủ Việt Nam bắt đầu nghiên cứu tiền khả thi dự án hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân từ năm 1996. Đến năm 1998, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng hầm với tổng vốn hơn 250 triệu USD, bao gồm nguồn vay từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng của Nhà nước.
Hầm chính được thiết kế dài gần 6,3 km, rộng 11,9m, cao 7,5m với tĩnh không thông xe đạt 4,95m. Ảnh: Internet
Ngày 27/8/2000, Thủ tướng Chính phủ nhấn nút phát lệnh khởi công công trình. Hầm chính được thiết kế dài gần 6,3 km, rộng 11,9m, cao 7,5m với tĩnh không thông xe đạt 4,95m. Mặt đường bố trí 2 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m; lối đi bộ bảo dưỡng rộng 1m. Dọc theo hầm, có 18 điểm mở rộng làm nơi dừng xe khẩn cấp.
Thi công hai cửa hầm được phân công cho liên danh quốc tế: phía Nam (thuộc địa phận Đà Nẵng) do Công ty Dong Ah (Hàn Quốc) phối hợp cùng Tổng công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng) thực hiện; phía Bắc (thuộc địa phận TP. Huế) do liên danh nhà thầu Hazama (Nhật Bản) cùng Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6, Bộ Giao thông Vận tải) thi công.
Kết cấu bên trong hầm Hải Vân. Ảnh: Tập đoàn Đèo Cả
Ngày 5/6/2005, hầm Hải Vân chính thức thông xe, trở thành hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á và thuộc nhóm 30 hầm đường bộ lớn nhất thế giới thời điểm đó.
Công trình tiêu tốn tổng chi phí đầu tư hơn 127 triệu USD (tương đương hơn 3.000 tỷ đồng), góp phần giải quyết triệt để những khó khăn, nguy hiểm trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua đèo Hải Vân – ranh giới giữa Thừa Thiên Huế (nay là TP. Huế ) và TP. Đà Nẵng.
Đây được xem là công trình kỳ vĩ, là hầm đường bộ xuyên núi dài nhất Việt Nam và ĐNA suốt 20 năm kể từ khi hoàn thành. Ảnh: Internet
Trước khi có hầm, mỗi lượt vượt đèo dài 22km thường mất gần 1 giờ đồng hồ, đầy rẫy hiểm nguy. Nay, với chiều dài hầm hơn 12km, thời gian lưu thông rút ngắn chỉ còn 10-15 phút. Thống kê cho thấy, bình quân mỗi ngày đêm có khoảng 6.500 lượt xe lưu thông qua hầm, con số này tăng gấp đôi vào dịp lễ, Tết.
Sự xuất hiện của hầm Hải Vân không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của TP. Đà Nẵng và TP. Huế, mà còn góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông hành lang kinh tế Đông – Tây, mở rộng giao thương giữa miền Trung – Tây Nguyên Việt Nam với khu vực Đông Nam Á, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho tiến trình hội nhập quốc tế.
Để giảm tải áp lực giao thông ngày càng tăng, tháng 4/2016, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đã chấp thuận cho Công ty CP Đèo Cả triển khai dự án hầm Hải Vân 2. Công trình này dài 6.292m, rộng 9,7m, với 2 làn xe rộng 7m và lối đi bộ song hành, nằm song song với hầm Hải Vân 1.
Ngày 11/1/2021, hầm Hải Vân 2 chính thức được đưa vào khai thác, tiếp tục nối dài hành trình chinh phục những cung đường hiểm trở và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng trọng điểm miền Trung.
Hơn hai thập kỷ kể từ khi khởi công, hầm đường bộ Hải Vân đã không chỉ khẳng định vai trò là biểu tượng của ý chí và năng lực kỹ thuật Việt Nam, mà còn trở thành động lực kết nối kinh tế, văn hóa giữa hai miền đất cố đô và thành phố bên sông Hàn.
Sự hiện diện của hầm Hải Vân 1 và 2 không chỉ rút ngắn khoảng cách, gia tăng an toàn giao thông mà còn mở rộng cánh cửa hội nhập khu vực, đưa miền Trung vươn xa trên bản đồ phát triển quốc gia. Hầm Hải Vân, với tầm vóc và ý nghĩa của mình, mãi mãi là công trình đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của giao thông Việt Nam trong thế kỷ XXI.
News
Bảo sao nhiều người trẻ đi ch-ạy thận, toàn trà chanh, trà quất 10k pha bằng h/óa ch/ất thế này
Chỉ với 10-15 ngàn đồng là người tiêu dùng đã có một cốc trà chanh, trà quất mát lịm để…
Ai đang dùng giấy ăn loại này thì vứt nhanh đi chứ toàn chất gây UT
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) trực tiếp chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp…
Không biết đã bao người ăn vào rồi, bỏ ngay thứ này đi trước khi quá muộn
Theo chuyên gia việc đựng đồ ăn nóng trong túi nilon vô cùng độc hại, ảnh hưởng không tốt đến…
Từ nay xin từ bỏ mực khô chứ nhìn cứ dùng chân đ-ạp thế này thì đi b/ệnh v/iện sớm
Dân mạng ai cũng sốc nặng sau khi xem xong clip ghi lại cảnh “hậu trường” làm mực khô này….
Link xem trực tiếp bóng chuyền AVC Nations Cup 2025 ngày hôm nay 12/6
Cập nhật các link xem trực tiếp bóng chuyền AVC Nations Cup 2025 ngày 12/6 của ĐT bóng chuyền Việt…
Tấm bản đồ mới của Việt Nam dần lộ diện sau quyết định lịch sử sáp nhập tỉnh, thành
Với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội sáng nay đã chính thức thông qua nghị quyết mang…
End of content
No more pages to load