Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng bổ sung cơ chế về chỉ định thầu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam để Chính phủ trình Quốc hội trong tháng 5 này.
Trong phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan hoàn tất thủ tục phê duyệt dự án, sớm trình báo nghiên cứu khả thi dự án.
Theo đó, Chính phủ đặt lộ trình chọn nhà thầu xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trước tháng 11/2026 và khởi công dự án vào tháng 12/2026.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là công trình giao thông trọng điểm của quốc gia. Ảnh minh họa
Trong diễn biến mới đây liên quan đến siêu dự án 67 tỷ USD, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các địa phương có đường sắt đi qua chủ trì bồi thường, tái định cư, thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng đối với siêu dự án đường sắt tốc độ cao trước ngày 1/7.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tập trung tối đa nguồn lực, tăng cường nhân sự cho các dự án đường sắt, đặc biệt là Bộ Xây dựng.
Chính phủ giao Bộ Xây dựng bổ sung cơ chế về chỉ định thầu đối với dự án này. Ảnh minh họa
Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định bao gồm hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng nguồn vốn; đề xuất Quốc hội điều chỉnh nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, làm giảm thủ tục, phát triển công nghiệp và công nghệ đường sắt.
Nghị quyết 68 mở đường cho các doanh nghiệp Việt tham gia vào dự án tầm cỡ của quốc gia. Ảnh minh họa
Mới đây, trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được Ban Chấp hành Trung ương ban hành cũng có đề cập đến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Theo đó, Nghị quyết nhấn mạnh đến việc cần mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng của quốc gia, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, công nghiệp mũi nhọn…
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã được Quốc hội chốt chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), đi qua 20 tỉnh thành với tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ USD.
Toàn tuyến được đầu tư khổ đôi 1.435mm với tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án này dự kiến khởi công vào năm 2027.
News
Sắp có tàu chạy thẳng từ Hà Nội đến Bắc Kinh
Dự kiến, từ ngày 27/5, ngành đường sắt Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức chạy tàu thẳng từ…
Ngọc Tiền xét nghiệm ADN của bé Eric giữa tin đồn con trai không phải ruột thịt của Quý Bình
Từ khi chồng qua đời, Ngọc Tiền – vợ NSƯT -Quý Bình liên tục vướng những thị phi, tin đồn…
Điều ít biết về thiếu gia Đỗ Quang Vinh và bí mật của gia đình bầu Hiển
Đây cũng là những khía cạnh độc đáo và “đắt giá” về thiếu gia này lẫn gia đình vị đại…
Mai Phương Thúy nhập viện, tình hình bất ổn?
Mai Phương Thúy liên tục để lộ sự bất ổn về sức khoẻ và tâm lý. Đăng quang Hoa hậu…
Choáng ngợp với sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam
Chính phủ cơ bản đồng ý chủ trương mở rộng sân bay này không theo hình thức PPP và giao…
Việt Nam sở hữu công trình hơn 67 tỷ USD, được báo Mỹ ca tụng lớn bậc nhất châu Á
Khi hoàn thành, tuyến đường này được kỳ vọng sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa hai…
End of content
No more pages to load