Các dự án nút giao Tân Vạn, đường Vành Đai 3, sân bay Long Thành và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến hoàn thiện cuối năm 2025, đang tạo ra hấp lực mạnh mẽ, tái kích hoạt dòng tiền đầu tư bất động sản tại các khu vực kết nối trực tiếp hạ tầng.
Hơn 400.000 tỷ đồng đổ vào hạ tầng
Theo khảo sát, hiện nút giao Tân Vạn đã hoàn thành hơn 85% khối lượng. Song song đó, dự án Vành Đai 3 khởi công toàn tuyến từ giữa 2023 cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công tại các đoạn qua TP.HCM và Đồng Nai, hướng đến mục tiêu thông xe kỹ thuật vào cuối năm.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, trục kết nối chính giữa TP.HCM và cụm cảng Thị Vải – Cái Mép cũng đang tăng tốc triển khai giai đoạn 1, với mốc hoàn thành dự kiến trong quý 4/2025. Cùng thời điểm, sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm sẽ vận hành kỹ thuật, tạo cú hích lớn cho hạ tầng vùng và thị trường bất động sản khu vực.
Đồ họa nút giao Tân Vạn, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Chuyên gia nhận định, hiếm có giai đoạn nào mà nhiều dự án hạ tầng quy mô lớn lại cùng “về đích” trong một thời điểm. Điều này không chỉ đáp ứng sự nâng cấp về hạ tầng mà còn là bước chuyển lớn trong tư duy quy hoạch, từ mô hình tuyến tính, bám dọc theo các trục giao thông cũ, sang cấu trúc đô thị mở rộng theo hướng liên kết đa tâm và đa chiều.
Thực tế, trong hơn một thập kỷ qua, khu Đông TP.HCM và các khu vực lân cận chủ yếu phát triển theo trục Xa lộ Hà Nội và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Mọi dòng chảy về cư dân, công nghiệp, logistics hay đầu tư bất động sản đều tập trung quanh hai hành lang này, dẫn đến tình trạng quá tải và lệ thuộc vào một vài tuyến huyết mạch.
Tuy nhiên, với sự hình thành đồng loạt của nút giao Tân Vạn, Vành Đai 3, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và sân bay quốc tế Long Thành, cấu trúc giao thông vùng đang tái định hình hoàn toàn.
Hiện trạng nút giao Tân Vạn (Xa lộ Hà Nội – Vành Đai 3)
Thay vì phát triển “hướng tâm” về trung tâm TP.HCM, khu Đông giờ đây có thể kết nối theo nhiều hướng về cảng, sân bay, các khu công nghiệp và khu đô thị lớn… Đồng thời, mở ra không gian phát triển hoàn toàn mới – nơi các khu vực từng là “vùng đệm” như Biên Hòa, Tân Vạn được nâng cấp thành trục phát triển độc lập, với khả năng hình thành đô thị – thương mại – dịch vụ – logistics quy mô lớn mà không còn phụ thuộc vào “lõi trung tâm” TP.HCM
Với bất động sản, đây là nền tảng quan trọng để tạo ra sự ổn định trong tăng trưởng, vì giá trị tài sản không chỉ còn phụ thuộc vào vị trí gần trung tâm, mà nằm ở khả năng kết nối và tính hiệu quả khai thác dài hạn. Những khu vực nằm tại “điểm giao” của các tuyến hạ tầng thay vì chỉ bám dọc theo một trục sẽ là tâm điểm hút vốn đầu tư và cư dân trong thời gián tới.
Sức hút dự án The Gió Riverside, liền kề nút giao Tân Vạn
Theo giới phân tích, sự cộng hưởng của 4 hạ tầng trọng điểm đang tạo nên bước ngoặt quan trọng cho khu vực giáp ranh TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương.
Trong đó, nút giao Tân Vạn đóng vai trò trung tâm khi là điểm kết nối của Xa lộ Hà Nội, Vành Đai 3 và nhiều trục đường lớn ra vào TP.HCM. Khi tuyến Vành Đai 3 và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi vào hoạt động, toàn bộ hệ thống giao thông khu Đông sẽ được tái định hình, mở ra nhiều dư địa phát triển mới cho đô thị và bất động sản.
Phối cảnh dự án The Gió Riverside
Phát triển bởi An Gia, The Gió Riverside là dự án hiếm hoi liền kề nút giao Tân Vạn, trục Xa lộ Hà Nội và tuyến Vành Đai 3. Từ dự án, cư dân chỉ mất khoảng 10 phút đến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, 20 phút kết nối sân bay quốc tế Long Thành, 70 phút đến TP. Vũng Tàu.
Sự hiện diện ngay tâm điểm kết nối giúp dự án sở hữu lợi thế lớn về giá trị sử dụng thực tế. Khi các tuyến đường mới đưa vào vận hành sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, vị trí của The Gió Riverside trở thành điểm trung chuyển liên vùng không chỉ về mặt giao thông mà cả về dòng vốn cùng sự dịch chuyển dân cư chất lượng cao.
Mặt khác, lợi thế vị trí cũng giúp The Gió Riverside đáp ứng tốt tiềm năng gia tăng giá trị. Trong khi nhiều dự án khác chỉ bám dọc tuyến hạ tầng và còn cách xa các điểm giao, thì The Gió Riverside nằm ngay cửa ngõ của chuỗi liên kết lớn sẽ đảm bảo duy trì sức tăng ổn định hơn trong trung và dài hạn.
Đặc biệt, khi thị trường bước vào giai đoạn tái định hình, nhà đầu tư và người mua ở thực ưu tiên các sản phẩm có giá trị sử dụng cao, gắn với hạ tầng thật – kết nối thật. The Gió Riverside không chỉ thỏa mãn các tiêu chí đó mà còn đón đúng “điểm rơi” của chu kỳ phát triển hạ tầng khu Đông, sẵn sàng đón đầu tiềm năng tăng giá trong tương lai.
News
Kiên Giang cấp phép đầu tư 3 dự án ‘siêu khủng’, tổng vốn hơn 90.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Kiên Giang vừa trao quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn…
Quất Lâm, Nam Định từ khu du lịch sầm uất đến hoang tàn, loạt khách sạn nhà hàng m-ục n-át
Nhiều khách sạn, nhà nghỉ ở khu du dịch Quất Lâm (thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, Nam Định)…
Một tập đoàn BĐS Hàn Quốc muốn làm siêu dự án KĐT hơn 1.500 ha “không chỉ là biểu tượng của Việt Nam mà còn trên thế giới”
Tổng Giám đốc LH Lee Han Joon cho biết, khu đô thị Đông Nam TP.Bắc Ninh là dự án khu…
Loạt nhà thầu bị xử phạt vì chậm trễ dự án cải tạo kênh dài nhất TPHCM
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 8.200 tỷ đồng, sau điều chỉnh tăng lên hơn 9.000…
10 ngày nữa sẽ có 1 tỉnh duy nhất của Việt Nam có tên “sai” chính tả, đó là…
Nhiều địa phương có cách viết không đúng theo quy tắc chính tả Việt Nam sắp tới sẽ không còn…
Màn l-ật m-ặt quá nhanh của HIUP, hôm trước nói tôi bị oan hôm sau đã bị phát hiện là hàng gi-ả
Sự việc đang gây rúng động dư luận. Vụ việc liên quan đến sản phẩm sữa giả HIUP 27 và “hệ sinh…
End of content
No more pages to load