Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng bổ sung cơ chế về chỉ định thầu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam để Chính phủ trình Quốc hội trong tháng 5 này.
Trong phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan hoàn tất thủ tục phê duyệt dự án, sớm trình báo nghiên cứu khả thi dự án.
Theo đó, Chính phủ đặt lộ trình chọn nhà thầu xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trước tháng 11/2026 và khởi công dự án vào tháng 12/2026.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là công trình giao thông trọng điểm của quốc gia. Ảnh minh họa
Trong diễn biến mới đây liên quan đến siêu dự án 67 tỷ USD, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các địa phương có đường sắt đi qua chủ trì bồi thường, tái định cư, thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng đối với siêu dự án đường sắt tốc độ cao trước ngày 1/7.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tập trung tối đa nguồn lực, tăng cường nhân sự cho các dự án đường sắt, đặc biệt là Bộ Xây dựng.
Chính phủ giao Bộ Xây dựng bổ sung cơ chế về chỉ định thầu đối với dự án này. Ảnh minh họa
Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định bao gồm hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng nguồn vốn; đề xuất Quốc hội điều chỉnh nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, làm giảm thủ tục, phát triển công nghiệp và công nghệ đường sắt.
Nghị quyết 68 mở đường cho các doanh nghiệp Việt tham gia vào dự án tầm cỡ của quốc gia. Ảnh minh họa
Mới đây, trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được Ban Chấp hành Trung ương ban hành cũng có đề cập đến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Theo đó, Nghị quyết nhấn mạnh đến việc cần mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng của quốc gia, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, công nghiệp mũi nhọn…
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã được Quốc hội chốt chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), đi qua 20 tỉnh thành với tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ USD.
Toàn tuyến được đầu tư khổ đôi 1.435mm với tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án này dự kiến khởi công vào năm 2027.
News
Những thước phim ch/ấn đ/ộng của Ngọc Trinh và tri kỷ một thời
“Ông trùm” Vũ Khắc Tiệp quê Nam Định từng là tri kỷ của Ngọc Trinh, sau những sóng gió thị…
HLV Kim Sang Sik công bố danh sách U22 Việt Nam, một cái tên đặc biệt
Chính thức công bố danh sách tuyển Việt Nam kỳ FIFA Days tháng 6, chuẩn bị đấu Malaysia với sự…
Tỉnh duy nhất Việt Nam 135 năm chưa từng thay tên sắp có sân bay lấn biển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo sâu và sát nhằm giúp địa phương phát…
Dự án 1,5 tỷ USD của tập đoàn Trump có thể đặc biệt hoàn thành sau 2 năm, hướng tới sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng tại Việt Nam?
Dự án đầu tiên của Tập đoàn Trump tại Việt Nam đã chính thức được khởi công xây dựng. Chiều…
Những dự án nhà ở xã hội đáng chú ý trong năm 2025 tại Hà Nội
Từ một địa phương bị Bộ Xây dựng đánh giá là “chậm chân” trong cuộc đua nhà ở xã hội,…
Phương Oanh phản ứng gây chú ý khi bị mẹ chồng nhắc nhở ở chốn đông người
Mẹ chồng Phương Oanh không ngần ngại công khai nhắc con dâu một chuyện. Sau khi chính thức về chung…
End of content
No more pages to load